Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Hướng Dẫn Các Bước Định Khoản Kế Toán Nhà Hàng

Kế toán nhà hàng là công việc phức tạp vì phải kết hợp các loại hình sản xuất, thương mại và dịch vụ. Để làm tốt công việc kế toán nhà hàng, có những bước thu chi hiệu quả, bạn cần thành thạo nguyên tắc và quy trình định khoản. Dưới đây là chia sẻ một số kiến thức về định khoản kế toán nhà hàng mà bạn cần nắm rõ.

Ở nhà hàng, ngoài giá thành sản phẩm, nhân viên kế toán phải nắm vững nguyên liệu tiêu hao cho từng món ăn bao gồm chi phí liên quan như nhân công, gas, điện, gia vị,… Đây là một công việc tổng hợp đòi hỏi bạn phải có kiến thức kế toán đa dạng.

Định khoản kế toán là cụ thể hóa của việc ghi sổ kép Định khoản kế toán là cụ thể hóa của việc ghi sổ kép – Ảnh: Internet 

Định khoản kế toán là gì?

Muốn phản ánh một nghiệp vụ phát sinh nào đó vào tài khoản kế toán, bạn cần tìm hiểu nghiệp vụ đó có liên quan đến những tài khoản nào, cũng như kết cấu của từng loại tài khoản. Từ đó, kế toán xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có, và số tiền ghi vào từng tài khoản là bao nhiêu. Công việc đó được gọi là định khoản kế toán.

Để định khoản, người ta phân tích bản chất kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh bằng cách sử dụng những phương pháp kế toán cơ bản, kết hợp mối quan hệ của các đối tác kế toán. Hiện nay có hai phương pháp định khoản phổ biến là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp.

  • Định khoản giản đơn: liên quan đến 2 tài khoản, một tài khoản ghi Nợ và một tài khoản ghi Có.
  • Định khoản phức tạp: liên quan đến ít nhất 3 tài khoản trở lên. Trong đó có một tài khoản ghi Nợ và nhiều tài khoản ghi Có; hoặc một tài khoản ghi Có và nhiều tài khoản ghi Nợ; hoặc nhiều tài khoản ghi Nợ và nhiều tài khoản ghi Có.

Các thao tác định khoản kế toán nhà hàng

Để định khoản kế toán nhà hàng được thuận tiện, khoa học nhất, bạn có thể áp dụng các bước như sau:

  • Xác định đối tượng kế toán liên quan.
  • Xác định các tài khoản liên quan.
  • Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán.
  • Xác định các tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có.
  • Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng loại tài khoản.

Cụ thể, ở một nhà hàng, sau khi mua nguyên vật liệu trị giá 50 triệu, trả bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng, kế toán có thể định khoản như thế này.

  • Đối tượng kế toán liên quan là tiền trả qua ngân hàng và hàng hóa.
  • Nghiệp vụ này liên quan đến 2 loại tài khoản là “hàng hóa” và “tiền gửi ngân hàng”.
  • Xu hướng biến động của 2 đối tượng này: “tiền gửi ngân hàng” có thể giảm xuống và “hàng hóa”sẽ tăng lên.
  • Theo kết cấu tài khoản, hàng hóa cũng là một loại tài sản. Vì vậy, trong trường hợp này, “hàng hóa” sau khi tăng lên sẽ được ghi vào tài khoản ghi Nợ, “tiền gửi ngân hàng” giảm xuống sẽ vào mục tài khoản ghi Có.
  • Sau khi xác định được số tiền cụ thể thì, bên tài khoản ghi Nợ là 50 triệu và tài khoản ghi Có cũng là 50 triệu.

Định khoản kế toán nhà hàng giúp quá trình thu chi minh bạch hơnĐịnh khoản kế toán nhà hàng giúp quá trình thu chi minh bạch hơn – Ảnh: Internet

Lưu ý, khi định khoản kế toán, dù số lượng tài khoản ghi Nợ và ghi Có có thể khác nhau nhưng số tiền ở hai tài khoản này luôn luôn phải bằng nhau. Bạn phải xác định tài khoản ghi Nợ trước và tài khoản ghi Có sau, tuyệt đối không được gộp chung định khoản giản đơn vào định khoản phức tạp. Điều này làm quá trình kế toán bị rối và thiếu tính chính xác.

Không phải nhân viên kế toán nào cũng thành thạo công tác định khoản, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống có phần phức tạp hơn. Hy vọng, những chia sẻ vừa rồi của consocuoicung.site123.me sẽ giúp bạn nẵm vững quy trình định khoản kế toán nhà hàng.

Nguồn: https://consocuoicung.site123.me/blog/huong-dan-cac-buoc-dinh-khoan-ke-toan-nha-hang

Kế Toán Nhà Hàng Cần Làm Những Gì?

Kế toán nhà hàng cần làm những gì đây là thắc mắc chung của những người chưa có kinh nghiệm làm trong ngành nhà hàng khách sạn. Đây là công việc có sự tổng hợp của nhiều loại hình kế toán doanh nghiệp như kế toán sản xuất, thương mại, dịch vụ. Điều này đòi hỏi nhân viên phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận hơn. Vậy kế toán nhà hàng cần làm những gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể với những bạn có đam mê công việc này.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B, các cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống bắt đầu “nở rộ”. Để việc kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, chất lượng dịch vụ tốt, sẽ không thể thiếu công sức của kế toán nhà hàng. Đây là công việc tương đối phức tạp đòi hỏi nhân viên kế toán phải có chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức cũng như bí quyết riêng để đảm nhiệm tốt vị trí này. Nào hãy cùng xem cách làm kế toán nhà hàng ăn uống như thế nào nhé

Kế toán nhà hàng đòi hỏi một nguồn kiến thức rộngKế toán nhà hàng đòi hỏi một nguồn kiến thức rộng – Ảnh: Internet

Mô tả công việc kế toán nhà hàng

Nhìn chung, ở mỗi nhà hàng sẽ có những công việc đặc thù riêng cho nhân viên kế toán. Tuy nhiên, quy trình chung của công việc này vẫn giữ được nét tương đối sau đây:

  • Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ kế toán.
  • Ghi chép, tính toán chính xác về chi phí, thuế VAT, công nợ, hạch toán thu nhập,… theo quy định của nhà hàng.
  • Liên hệ với các bộ phận thu/mua để nhận các loại chứng từ xuất/nhập hàng hóa và nhập đầy đủ vào phần mềm.
  • Kiểm tra tính chính xác của các loại chứng từ nhận được.
  • Báo cáo cấp quản lý nếu giấy tờ có vấn đề gì khác thường.
  • Kiểm soát giá cả hàng hóa nhập vào.
  • Nhận báo giá về nguyên vật liệu, thực phẩm, nước uống,… từ các nhà cung cấp.
  • Theo dõi sự biến động của giá cả hàng hóa.
  • So sánh giá cả hàng hóa của các nhà cung cấp khác nhau để chọn được mức giá phù hợp nhất cho quy mô hoạt động của nhà hàng.
  • Kiểm tra các thanh toán, hạch toán phát sinh. Kiểm tra sổ sách thu chi, sổ sách kế toán, công nợ thu – trả hàng ngày.
  • Làm hợp đồng báo giá cho khách hàng, làm hợp đồng nhân viên, bảng lương và hồ sơ bảo hiểm xã hội cho các nhân viên,…
  • Báo cáo tình hình kinh doanh của nhà hàng, tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng.
  • Lập báo cáo tài chính vào cuối năm.
  • Lập báo cáo các khoản thuế theo định kỳ tháng – quý – năm cho cơ quan thuế theo quy định. Lưu ý những giấy tờ này cần trình lên cho cấp quản lý xem xét trước khi nộp cho cơ quan thuế để đảm bảo tính chính xác.
  • Thực hiện lưu trữ thông tin, chứng từ, sổ sách theo quy định của nhà hàng.
  • Thực hiện những công việc khác từ quản lý nhà hàng.

Kế toán góp phần mang lại lợi nhuận cho nhà hàngKế toán góp phần mang lại lợi nhuận cho nhà hàng – Ảnh: Internet

Lưu ý khi làm kế toán nhà hàng

Để làm tốt công việc kế toán nhà hàng, bên cạnh quy trình chuẩn ở trên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần xác định thực đơn của nhà hàng để định mức nguyên vật liệu cũng như xác định giá cả từng món ăn.
  • Nắm vững những kỹ năng về hạch toán, cách lập các bảng kê khai chi tiết, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và đảm bảo cân đối nguồn chi tiêu.

Một trong những công việc hàng ngày của nhân viên kế toán nhà hàng là xử lý hóa đơn, chứng từ xuất/nhập hàng. Tùy thuộc vào các loại hóa đơn, chứng từ mà nhân viên kế toán phải có cách xử lý khác nhau. Nếu bạn có thể xử lý tốt từ những khâu này thì các công việc hạch toán, tổng hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Đây là những chia sẻ của consocuoicung.site123.me về nghiệp vụ kế toán nhà hàng ăn uống. Công việc kế toán nào cũng đòi hỏi tính cẩn thận và chính xác của người làm. Với những chia sẻ vừa rồi, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về công việc của một kế toán nhà hàng cần làm những gì để chuẩn bị khối kiến thức cần thiết, mang lại hiệu quả công việc cao nhé.

Chi tiết tại: https://consocuoicung.site123.me/blog/ke-toan-nha-hang-can-lam-nhung-gi

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Bạn Đã Biết Về Nghiệp Vụ Kế Toán Khách Sạn Chưa?

Kế toán trong lĩnh vực Dịch vụ như khách sạn nghe qua tưởng chừng như hạch toán rất dễ. Tuy nhiên thực tế không như bạn nghĩ, kế toán khách sạn đòi hỏi độ chính xác cao khi bạn phải tập hợp dữ liệu từ nhiều bộ phận trong hệ thống. Bài viết dưới đây consocuoicung.site123.me sẽ chia sẻ cho bạn về nghiệp vụ kế toán khách sạn.

Kế toán khách sạn là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp khách sạn, bởi đây chính là bộ phận đảm nhận những công việc liên quan đến xử lý dữ liệu về giá cả dịch vụ, doanh thu, lợi nhuận,… Mục đích cuối cùng trong kinh doanh, kể cả kinh doanh khách sạn là mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để quản lý hiệu quả, bạn phải nắm chắc quy trình kế toán.

kế toán khách sạn nhiều công đoạn phức tạp hơn

So với các loại hình kế toán khác, kế toán khách sạn nhiều công đoạn phức tạp hơn – Ảnh: Internet

Trước hết, bạn phải phân biệt rõ về kế toán khách sạn và kế toán nhà hàng. Bởi đây là hai công việc không hề giống nhau. Tất nhiên còn phụ thuộc vào khách sạn đó có kinh doanh thêm mảng Nhà hàng hay không.

Quy trình nghiệp vụ kế toán khách sạn

Xử lý số dư đầu kỳ

  • Khai báo mã kho, mã vật tư, thành phẩm các danh mục, tài khoản ngân hàng.
  • Tổng hợp, cập nhật, báo cáo hàng tồn kho, nguyên vật liệu (NVL).
  • Quản lý, theo dõi, đối chiếu công nợ phải thu, phải trả cho nhà cung cấp.
  • Tạo các mã dịch vụ phòng nghỉ, mã thành phẩm món ăn (nếu khách sạn có nhà hàng).
  • Báo cáo, xử lý, phân bổ tài sản cố định, công cụ dụng cụ (CCDC) từ cuối kỳ trước chuyển sang kỳ hiện tại.
  • Nhập số dư tất cả tài khoản cuối năm trước và chuyển sang năm hiện tại.

Xử lý các phát sinh trong kỳ

Đối với mảng khách sạn:

  • Lập mã công việc trong dịch vụ phòng nghỉ.
  • Hạch toán hóa đơn chi phí phân bổ (tính vào giá thành của dịch vụ phòng); hóa đơn mua mới và phân bổ CCDC; hóa đơn mua mới và khấu hao tài sản cố định; doanh thu dịch vụ phòng, chế biến món ăn sáng miễn phí cho khách.
  • Tính toán, phân bổ quy trình tính giá thành cho mảng giá thành dịch vụ phòng nghỉ.

Đối với mảng nhà hàng (nếu khách sạn có kinh doanh thêm mảng này):

  • Xây dựng định mức NVL món ăn của nhà hàng chi tiết đến từng NVL; lập phiếu xuất kho NVL; phiếu nhập kho thành phẩm.
  • Hạch toán các hóa đơn mua NVL; mua dịch vụ chi phí như gas, điện, nước,…; doanh thu bán ra của món ăn; hóa đơn mua mới và phân bổ CCDC hàng tháng; hóa đơn mua mới và khấu hao tài sản cố định hàng tháng; chi phí quản lý doanh nghiệp; lương nhân viên bếp và phục vụ;…
  • Lập bảng kê khai theo mẫu; lập các mã mới của thành phẩm, đối tượng tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ.
  • Ứng dụng phần mềm tương ứng để tính giá thành các thành phẩm.

Các bước xử lý tổng hợp:

  • Tính toán, phân bổ chi phí chung cho cả hai mảng theo tỉ lệ %.
  • Tính toán, phân bổ tỉ lệ khấu hao CCDC, tài sản cố định chia đều cho các mảng.
  • Tính giá thành đồng thời cho cả hai mảng.
  • Tính toán, cân đối doanh thu cho từng mảng.

Quản lý tốt doanh thu

Quản lý tốt doanh thu sẽ làm chất lượng dịch vụ tăng đáng kể – Ảnh: Internet

Xử lý các nội dung cuối kỳ

Lập báo cáo tài chính

  • Lập báo cáo tài chính cân đối kế toán; lưu chuyển tiền tệ; báo cáo kết quả kinh doanh và so sánh kết quả theo mẫu.
  • Lập các quyết toán thuế theo quy định vào cuối năm.

In sổ sách

  • In đầy đủ các sổ sách kế toán; in bảng biểu cho các vật tư không có hóa đơn sao cho được thuế thông qua.
  • Phân loại, sắp xếp và lưu giữ các chứng từ hồ sơ sao cho khoa học, dễ hiểu và dễ tìm nhất.
  • Chuẩn bị đầy đủ các nghiệp vụ, sổ sách, giấy tờ để sẵn sàng giải trình với cơ quan thuế.

So với các loại hình doanh nghiệp khác thì kế toán khách sạn phải biết cách tổng hợp giá thành các loại dịch vụ. Tùy theo mô hình kinh doanh của khách sạn mà nghiệp vụ của người kế toán có thể thay đổi. Tuy nhiên, về cơ bản quy trình vẫn phải đầy đủ những bước trên.

Nghiệp vụ kế toán khách sạn là kiến thức quan trọng nếu bạn có định hướng theo đuổi công việc kế toán này. Bên cạnh đó, trang bị thêm những kiến thức cần thiết về đặc thù công việc liên quan đến lĩnh vực Dịch vụ, Nhà hàng – Khách sạn cũng là một điều không thể thiếu.

Nguồn bài viết: https://consocuoicung.site123.me/blog/nghiep-vu-ke-toan-khach-san

Kế Toán Khách Sạn Cần Phải Làm Gì?

Hiện nay, các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngày càng gia tăng, nhất là các mô hình kinh doanh về khách sạn. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng các kế toán đúng chuyên ngành Khách sạn ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế khi làm công việc này không hề đơn giản như bạn nghĩ. Vậy kế toán nhà hàng khách sạn phải làm những gì? Mời bạn xem thêm chi tiết qua bài viết sau đây.

nhân viên kế toán khách sạn

Nhân viên kế toán là phải ghi nhận cụ thể toàn bộ chí phí thu chi của khách sạn (Ảnh: Internet)

Kiến thức kế toán tại khách sạn cần có

Kế toán khách sạn không phức tạp như kế toán nhà hàng, nhưng bạn cũng cần chuẩn bị thêm các kiến thức sau:

  • Hóa đơn được bán ra đơn thuần là ghi nhận doanh thu dịch vụ.
  • Hóa đơn được mua vào đơn thuần là chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiền internet,…
  • Đối với kế toán thì việc theo dõi và phân bổ CCDC (công cụ dụng cụ) là rất quan trọng và cần sự cẩn thận, vì khách sạn khi mới thành lập có rất nhiều công cụ dụng cụ cần phân bổ tính vào chi phí.
  • Việc theo dõi và tính chiếc khấu hao TSCĐ (tài sản cố định) cũng là một trong những công việc mà kế toán phải quan tâm.
  • Với lĩnh vực này, chỉ cần theo dõi được những yếu tố trên là bạn đã lập được báo cáo chính xác.

Mô tả công việc hàng ngày của một kế toán khách sạn

  • Xử lý hóa đơn, chứng từ xuất/nhập từ bộ phận mua hàng (khăn, nước, vật dụng trong nhà vệ sinh,…) bộ phận kho bãi.
  • Xây dựng hệ thống bảng lương và chi trả tiền lương cho nhân viên.
  • Thu chi phí dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ của khách hàng.
  • Đối với một kế toán khách sạn thì các bạn phải chú ý cách lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn giá trị gia tăng là rất quan trọng.
  • Kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ hàng tháng.
  • Theo dõi giá cả biến động từ những nơi cung cấp hàng hóa cho khách sạn.
  • Kiểm tra số lượng hàng hóa đặt từ nhà cung cấp, cân đối lại so với lượng hàng tồn đã quy định như thế nào.
  • Thông báo với người phụ trách tại khách sạn hoặc giám đốc khi xảy ra các trường hợp không đúng định mức tồn kho, không đúng số lượng đặt hàng.
  • Họ còn kiểm tra định kỳ hàng hóa, nguyên phụ liệu, thực phẩm nhập xuất tồn trên giấy tờ và số lượng nguyên phụ liệu hàng hóa thực tế có đầy đủ trong kho không.
  • Kế toán còn làm hạch toán chiếc khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí ngắn hạn, dài hạn hàng tháng và báo cáo công việc cho kế toán trưởng

Mô tả công việc của kế toán khách sạn phải làm cuối tháng, quý

lập bảng thống kê doanh thu

Kế toán khách sạn phải lập bảng thống kê doanh thu, tình hình lời lỗ báo cho cấp trên (Ảnh: Internet)

  • Lập báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính vào cuối năm.
  • Thống kê đầy đủ tình hình sử dụng hóa đơn tháng hoặc quý.
  • Báo cáo xuất, nhập có bị tồn nguyên vật liệu, thực phẩm,…
  • Lập bảng thống kê doanh thu, tình hình lời lỗ báo cho cấp trên.
  • Kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho tất cả nhân viên trong khách sạn.

Để cho công việc cuối tháng, quý được nhanh hơn bắt buộc kế toán phải biết cách hạch toán kế toán khách sạn thì bản báo cáo mới đầy đủ, chính xác được

Trên đây consocuoicung.site123.me vừa giới thiệu về công việc cả kế toán cần phải làm gì. Để đảm nhiệm vị trí của nhân viên kế toán tại khách sạn một cách tốt hơn, bạn cần phải học qua các trường lớp, có khả năng tính toán nhanh và xử lý các con số phải thật chuẩn xác.

Nguồn bài viết: https://consocuoicung.site123.me/blog/ke-toan-khach-san-can-phai-lam-gi

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Những Điều Cần Biết Về Hạch Toán Kế Toán Nhà Hàng Ăn Uống

Hạch toán kế toán là việc quan trọng nhất trong nghiệp vụ kế toán nhà hàng ăn uống. Ở các nhà hàng, khách sạn, với đặc thù phát triển dịch vụ con người, nhiệm vụ của kế toán lại càng quan trọng. Ngoài nghiệp vụ thương mại thì kế toán nhà hàng, khách sạn còn phải tập hợp giá thành các dịch vụ thông qua hạch toán. Hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống này nhé.

Để làm tốt công việc kế toán nhà hàng, bạn cần phải lưu ý:

–  Định mức nguyên vật liệu và xác định giá thành của từng dịch vụ, món ăn. Đối với một số nhà hàng cung cấp nhiều món ăn, việc định mức này trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi người kế toán phải tỉ mỉ, cẩn trọng và độ chính xác cao.

–  Một điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về quy trình hạch toán kế toán, lập báo cáo và các bảng kê khai chi tiết để cân đối chi phí, phù hợp với định hướng kinh doanh của từng nhà hàng.

Hạch toán kế toán nhà hàng ăn uốngHạch toán là công việc quan trọng của kế toán nhà hàng khách sạn – Ảnh: Internet

Hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống thường sử dụng 2 phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.

1.Phương pháp kê khai thường xuyên:

a)Tập hợp chi phí 621

  • Căn cứ vào hóa đơn mua vào, kế toán thực hiện tính toán 152, 156 và hạch toán:
    Nợ 152, 156, 133
    Có 331, 111, 112,…
  • Căn cứ vào định mức và mỗi lần xuất hóa đơn về số lượng bán ra của doanh thu bán hàng, hạch toán chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp:
    Nợ 621
    Có 152, 111, 112,…
  • Cuối kỳ kết chuyển vào 154:
    Nợ TK 154, 632 (phần chi phí NVL trên mức bình thường)
    Có TK 621 (chi phí NVL trực tiếp)

Lưu ý: Nếu các khoản chi không có chứng từ, kế toán cần lập bảng kê hàng hóa không có hóa đơn theo mẫu của Bộ Tài chính, đồng thời phải chứng minh được các khoản chi này là có thật để đưa vào mục chi phí.

b)Tập hợp chi phí 622

  • Chi phí nhân công cho đầu bếp, phụ bếp:
    Nợ 622
    Có 334
  • Kết chuyển chi phí 622 theo mỗi lần tập hợp giá thành dịch vụ cho khách hàng:
    Nợ TK 154, TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường)
    Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

c)Tập hợp chi phí 627

  • Chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao công cụ dụng cụ (CCDC) và các chi phí khác:
    Nợ 627, 133 (nếu có)
    Có 331, 111, 112,…
  • Cuối kỳ ghi:
    Nợ TK 154, TK 632 (phần chi phí sản xuất chung không phân bổ)
    Có TK 627

d)Hạch toán 154

  • Tập hợp giá thành ghi:
    Nợ 154
    Có 621, 622, 627
  • Khi xuất hóa đơn, bàn giao dịch vụ:
    Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
    Có TK 154
  • Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng trong nội bộ:
    Nợ TK 641, 642
    Có TK 154

 phương pháp hạch toán phù hợpDựa vào định hướng kinh doanh để có phương pháp hạch toán phù hợp – Ảnh: Internet

2.Phương pháp kiểm kê định kỳ

a)Hạch toán 611

  • Kết chuyển trị giá NVL, CCDC tồn kho vào đầu kỳ kế toán:
    Nợ TK 611 – Mua hàng
    Có TK 152 – NVL, TK 153 – CCDC
  • Khi mua NVL, CCDC, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá gốc mua vào  được phản ánh vào TK 611 không có thuế GTGT:
    Nợ TK 611, TK 133
    Có TK 331
  • Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất sử dụng trong sản xuất, kinh doanh ghi:
    Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241,…
    Có TK 611 – Mua hàng
  • Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, kế toán phải xác định trị giá thực tế NVL tồn kho vào cuối kỳ kế toán và trị giá thực tế NVL , CCDC xuất vào sử dụng.
  • Kết chuyển giá trị thực tế NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ, ghi:
    Nợ TK 152 – NVL, TK 153 – CCDC
    Có TK 611 – Mua hàng

b)Hạch toán 631

  • Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ kế toán:
    Nợ TK 631
    Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán:
    Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất, TK 632 – phần vượt trên mức bình thường
    Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
  • Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán:
    Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất, TK 632 – phần vượt trên mức bình thường
    Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
  • Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, lao động, dịch vụ vào cuối kỳ kế toán, ghi:
    Nợ TK 631, TK 632
    Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ kế toán, ghi:
    Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang
    Có TK 631 – Giá thành sản xuất
  • Giá thành dịch vụ hoàn thành:
    Nợ TK 632
    Có TK 631
  • Sử dụng dịch vụ tiêu dùng nội bộ:
    Nợ TK 641, 642
    Có TK 631

Trên đây là hai phương pháp hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống phổ biến hiện nay. Ngoài ra, với kế toán nhà hàng khách sạn bạn còn biết cách hạch toán tiêu dùng nội bộ theo thông tư 200 và 133.  Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho những ai đang làm công việc kế toán tại các doanh nghiệp đặc biệt là các đơn vị nhà hàng, khách sạn.

Bài viết được đăng bởi: https://consocuoicung.site123.me/blog/nhung-dieu-can-biet-ve-hach-toan-ke-toan-nha-hang-an-uong

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Có Khi Ta Lại Say



Kế Toán Nhà Hàng Khách sạn là công việc rất khó khăn, mệt mỏi đôi khi tôi phải dùng rượu bia để giảm tải áp lực. Có Khi ta say sẽ làm tôi và các bạn gợi nhớ đến những phút dây say bí tỉ. Vậy còn gì nữa, hãy theo dõi chúng tôi để nghe những bản nhạc để giảm tải áp lực trong công việc nào. https://about.me/consocuoicung https://www.behance.net/consocuoicung https://medium.com/@consocuoicung https://consocuoicung.tumblr.com/
via IFTTT

Over You



Over You - hơn bạn. Làm nghề kế toán tiếp xúc với những con số khiến tôi đau đầu. Nhất là nghề kế toán nhà hàng khách sạn bạn phải làm hơn mọn người đặc biệt là chính mình. Over You mang ý nghĩa đó. Nếu bạn không muốn bị mệt mỏi bởi cách hạch toán nhà hàng khách sạn thì hãy liên hệ với chúng tôi qua: https://about.me/consocuoicung https://twitter.com/consocuoicung https://www.linkedin.com/in/consocuoicung/ https://consocuoicung.tumblr.com/
via IFTTT

Hướng Dẫn Các Bước Định Khoản Kế Toán Nhà Hàng

Kế toán nhà hàng là công việc phức tạp vì phải kết hợp các loại hình sản xuất, thương mại và dịch vụ. Để làm tốt  công việc kế toán nhà hàng...